Mông Cổ Ngựa trong chiến tranh ở Đông Á

Bài chi tiết: Đế quốc Mông Cổ

Vào thế kỷ 13 sau Công nguyên vó ngựa quân Mông Cổ tung hoành khắp nơi. Trong suốt thế kỷ thời gian đó, vó ngựa của quân xâm lược Mông Cổ đã tung hoành khắp nơi. Với sức mạnh quân xâm lược Mông Cổ đã bành trướng xuống phía Nam, ngựa Mông Cổ có thể nói là phương tiện duy nhất để di chuyển đại quân từ Á sang Âu. Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu thì cỏ không mọc được, đến đâu thì bình địa đến đó, máu chảy đầu rơi, xơ xác. Những trận chiến của họ chủ yếu là để cướp bóc và đốt phá một cách tàn bạo, rất ít có sự chống trả hay kháng cự hiệu quả.

Ngựa chiến

Bài chi tiết: Ngựa Mông Cổ
Người Mông Cổ phi ngựaĐua ngựa ở Nội Mông

Ban đầu người Mông Cổ chỉ là nhóm những bộ tộc đơn lẻ sinh sống trên vùng thảo nguyên bán sa mạc. Những cư dân thảo nguyên này còn khá hoang dã và thiểu số, họ sinh sống bằng cách chăn thả súc vật trên đồng cỏ và hoàn toàn không biết gì về nông nghiệp. Vào đầu thế kỉ XI, vùng đất bán sa mạc Trung Á khí hậu bỗng trở nên tốt hơn. Mưa nhiều khiến cỏ trở nên cao và dày hơn, điều này thúc đẩy sự phát triển của 5 loài gia súc: ngựa, cừu, dê, lạc đà và bò của người Mông Cổ. Thức ăn cũng phong phú hơn theo đó cư dân thảo nguyên cũng tăng dần. Giống ngựa Mông Cổ bắt nguồn từ những đồng cỏ phương Bắc với vóc dáng có phần nhỏ hơn, chân ngắn hơn, bờm và đuôi rậm hơn, song chúng ít đòi hỏi chăm sóc, sức chịu đựng tốt, có thể sống quanh năm bằng cỏ mọc trên thảo nguyên, đặc biệt thích nghi tốt với khí hậu cận nhiệt đới.

Ngựa là phương tiện di chuyển, bạn đồng hành, và cũng là thực phẩm của chiến sĩ Mông Cổ và có thể nói họ là những kỵ sĩ số một của thế giới thời đó, “có thể sống mười ngày liên tiếp trên yên ngựa, chỉ uống máu ngựa hút từ một động mạch con vật”. Ngựa Mông Cổ là giống rất chịu đựng và dai sức, tuy chỉ cao từ 130 đến 140 cm nhưng lại rất nhiều. Giống ngựa này lại dễ nuôi, chỉ thuần cỏ không cũng đủ và vì thế rất ít tốn kém. Chỉ đến khi họ chiếm được Bắc Kinh năm 1251 thì mới có thêm những bảo mã vùng Ferghana và sau này triều đình nhà Nguyên giữ độc quyền nuôi ngựa.

Đạo quân Mông Cổ gồm các đội kỵ binh với hàng chục ngàn kỵ sĩ. Ngựa Mông Cổ thấp bé, song rất khỏe, đặc biệt dai sức và dễ nuôi. Hơn thế nữa, trong những cuộc chinh phạt dài ngày, những chiến binh Mông Cổ mệt mỏi vì đói và khát có thể dùng dao khoét lỗ nhỏ trên cổ con ngựa và uống máu nóng của nó. Người Mông Cổ biết rằng sức mạnh của họ chủ yếu là kỵ binh nên luôn luôn chú trọng đến việc duy trì một lượng lớn số ngựa nuôi. Mỗi người lính Mông Cổ phải tự chăm lo cho bầy ngựa của mình từ nhỏ cho tới khi đủ năm tuổi mới cưỡi được và tuyệt đối tuân lệnh người cưỡi nó. Đó chính là yếu tố quan trọng để dùng ngựa trong chiến đấu, kỵ sĩ và tọa kỵ là một.

Đối với chiến mã, Thành Cát Tư Hãn có những quy luật nghiêm nhặt để dưỡng sức cho tọa kỵ. Ngựa phải được hoàn toàn tự do, không yên cương, không ràng mõm, không chở đồ nặng và chỉ được thắng giàm vào giờ phút cuối cùng trước khi xung trận. Những ai vi phạm bị chém đầu ngay tức khắc. Ngựa đực đều bị thiến (gelding) để khi hành quân không nổi cơn bất tử khi thấy ngựa cái và chỉ những con đực khỏe mạnh nhất mới được giữ lại làm giống. Ngựa Mông Cổ được huấn luyện sao cho kỵ sĩ có thể bắn cung đủ mọi hướng trong khi chạy nhanh và sao cho thật ổn định khiến cho xạ thủ không bị trở ngại. Một ưu điểm của tư thế đó là khi chạy nhanh con ngựa bao giờ cũng nhoài đầu về trước khiến cho cung thủ không bị vướng víu, có thể quay ngang quay dọc, trái phải một cách tự do.

Chiến thuật

Tái hiện cảnh chiến đấu của kỵ binh Mông CổTượng kỵ binh của Thành Cát Tư Hãn

Đội kỵ binh của Thành Cát Tư Hãn sở hữu sức mạnh đáng gờm, sự thiện chiến đáng kinh ngạc, mỗi lần vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu là chiến thắng vang dội ở đó. Dưới sự thống lĩnh của một thiên tài quân sự kiệt xuất và một đội kỵ binh bất bại, họ đã tạo ra một đế chế rộng lớn và hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, đội kỵ binh Mông Cổ được chỉ huy bởi một thiên tài quân sự kiệt xuất mọi thời đại là Thành Cát Tư Hãn.

Về phương diện chiến lược, Thành Cát Tư Hãn có một tập chiến lược để đời được hậu nhân đặt là chiến lược “Đại vu hồi”. Đây chính là sự vận dụng tài tính kỹ thuật trong vây bắt khi đi săn bắn của dân Mông Cổ vào trong chiến đấu. Rất nhiều thành lũy vững chắc đã trở thành “con mồi” trong các cuộc vây bắt của đội kỵ binh Mông Cổ. Một trong đặc điểm nổi bật của chiến lược “Đại vu hồi” đó là tạo ra nhiều vòng vây kín quân địch, cắt đứt mọi tai mắt và hậu phương của kẻ địch, kép chặt và cô lập quân địch vào giữa vòng vây, không cho quân địch con đường thoát.

Xét về dân số, Mông Cổ chỉ là một nước nhỏ, nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới cách đây hơn 800 năm nhờ những thủ lĩnh xuất chúng với một đạo kỵ binh thiện chiến giỏi cưỡi ngựa, bắn cung và có tầm nhìn thay đổi thế giới. Lối đánh của người Mông Cổ có hai điểm nổi bật, đó là bất ngờ đánh nhanh thắng nhanh và giả thua rồi đột ngột tấn công. Cả hai chiến thuật này đều làm cho hàng ngũ địch mất tinh thần, rối loạn. Nhiều tướng lĩnh Đông Âu đã thất trận trước chiến thuật thứ hai. Sự kết hợp giữa đội quân tinh nhuệ và chiến thuật thông minh đã làm nên nhiều chiến thắng huy hoàng cho vùng đất cao nguyên này[1].

Nhận xét về khả năng chiến đấu của quân Mông Cổ, một nhà sử học thời Tống viết: "Người Thát lớn lên trên lưng ngựa, tự luyện tập chiến đấu từ mùa Xuân đến mùa Đông, ngày ngày săn bắn, đó chính là cách sống của họ. Về đánh trận họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì tiến quân... trăm quân kỵ quay vòng, có thể bọc được vạn người. Nghìn quân kỵ tản ra có thể dài đến trăm dặm. Kẻ địch hợp lại thì họ cũng hợp lại, hoặc tản ra, hoặc ẩn hoặc hiện, đến thì như trên trời xuống, đi thì nhanh như chớp giật... Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh đuổi không kịp".

Để phát huy sức mạnh của các đội kỵ binh, không chỉ phát huy lợi thế di chuyển nhanh, quân Mông Cổ thường dùng bài chia rẽ lực lượng quân địch và áp đảo các cánh quân lẻ bằng cung nỏ. Họ tìm các phong tỏa hoặc vây hãm kẻ thù và chiếm lợi thế về quân số tại điểm tấn công. Ngựa cưỡi của quân kỵ bị tấn công, họ đẩy kỵ binh địch khỏi lưng ngựa để dễ dàng tiêu diệt. Các trận chiến thường diễn ra rất nhanh và ào ạt làm nên chiến thuật của người Mông Cổ là thần tốc, ào ạt và hủy diệt. Tốc chiến tốc quyết tựa sấm đánh không kịp bưng tai.Trong khi đó, lực lượng kỵ binh nhẹ Mông Cổ không đủ khả năng chống đỡ khi đánh sát với kỵ binh trang bị giáp, thì họ tránh giao đấu giáp lá cà. Lính Mông Cổ chọn giải pháp "bỏ chạy" rất nhanh rồi bất ngờ quay ngược trở lại và lại chuyển thành người săn đuổi, thực hiện đòn hồi mã cung. Họ cũng rất giỏi trong việc đánh úp, đột kích kẻ địch.

Tổ chức

Một đoàn kỵ binh Mông CổMột thợ săn Mông Cổ thời Cận Đại

Quân đội Mông Cổ được chia thành từng đơn vị theo lối thập phân, mười người thành một đội, có các thập phu trưởng, bách phu trưởng, thiên phu trưởng trông coi. Mỗi người mang theo nhiều con ngựa để thay đổi và họ có thế tiến binh với tốc độ 100 dặm một ngày. Khi chiến đấu cũng như khi đi săn họ sắp thành đội hình để bao vây quân địch. Di động nhanh, biến trá và với chiếc cung mạnh, kỵ binh Mông Cổ có thể sát hại một địch thủ cách họ 100 đến 200 mét vào thế kỷ thứ 13 trở thành một binh đội có ưu thắng tuyệt đối không nơi nào đương cự nổi. Người Mông Cô lại học hỏi nhanh chóng kỹ thuật dụng gián (espionage) và chiến tranh tâm lý (psychological warfare) nên thủ đắc rất sớm những ưu điểm của những vùng bị chinh phục nên càng lúc càng qui mô. Họ cũng rất biến trá, biết dùng nghi binh, dụ địch và thường tấn công bất ngờ.

Ngoài việc dùng trong chiến đấu, ngựa còn đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tin. Hệ thống bưu chính của đế quốc Mông Cổ cũ được gọi là Yam có nghĩa là "trạm kiểm soát". Một người đưa thư thường phải di chuyển 40 km giữa 2 trạm kế tiếp nhau. Sau đó người này có thể nhận ngựa mới đã được nghỉ ngơi hoặc đưa thư đó cho người tiếp theo để đảm bảo tốc độ chuyển thư nhanh nhất có thể. Tại một thời điểm, trên toàn diện tích Mông Cổ có khoảng 1.400 trạm như thế với hơn 50.000 con ngựa sử dụng để chuyển thư[1]. Ngoài ra còn một số trâu bò để chuyên chở những vật nặng và thuyền bè để di chuyển trên các thủy đạo. Trước khi đến trạm kế tiếp, người đưa tin phải rung chuông để bên kia sẵn sàng nhận tin và lên đường ngay lập tức, không chần chờ. Phương pháp này khiến cho lệnh lạc có thể được truyền đi trên 250 dặm (khoảng 400 km) trong một ngày.

Theo Marco Polo, một người Ý làm việc trong triều đình nhà Nguyên 17 năm thì tin tức, lệnh lạc có thể truyền đi khắp nơi trong lãnh thổ chỉ mất vài ngày. Nhà Nguyên cho dựng hơn một vạn dịch trạm, cách nhau từ 40 đến 48 km dọc theo những trục lộ giao thông chính. Mỗi dịch trạm đều có nuôi ngựa tốt và mỗi nơi do dân chúng sở tại phải cung đốn khoảng 400 ngựa khác, trong đó 200 con thả rong và 200 con hiện dịch sẵn sàng nhận lệnh để truyền tin. Triều đình nhà Nguyên kiểm soát việc nuôi ngựa rất chặt chẽ, những ngựa trong dân chúng thường chỉ là ngựa thiến hay ngựa cái được pha giống với lừa để sinh ra con la, một loài vật vô tính, không sinh sản chỉ dùng trong chuyên chở và kéo xe. Ngựa tốt hầu hết là trong cung vua hay dùng vào dịch trạm.